Đẩy mạnh Cuộc vận động “Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam”

Ngày đăng bài: 03/06/2020

Cuộc vận động “Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam” do Bộ Chính trị phát động được tổ chức và triển khai trên phạm vi toàn quốc với mục đích nhằm phát huy mạnh mẽ lòng yêu nước, ý chí tự lực, tự cường, tự tôn dân tộc, xây dựng văn hóa tiêu dùng của người Việt Nam và sản xuất ra nhiều hàng Việt Nam có chất lượng, sức cạnh tranh cao, thúc đẩy phát triển sản xuất, ổn định kinh tế vĩ mô, giảm nhập khẩu hàng hóa, bảo đảm an sinh xã hội, nhất là trong bối cảnh khủng hoảng kinh tế thế giới và những khó khăn của nền kinh tế trong nước, đáp ứng nhu cầu tiêu dùng trong nước và xuất khẩu.


Cuộc vận động “Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam” có ý nghĩa sâu sắc và quan trọng cả trước mắt cũng như lâu dài đối với sự phát triển bền vững của nền kinh tế đất nước. Nên chúng ta thấy rằng cả hệ thống chính trị từ Trung ương đến địa phương, cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp, tầng lớp nhân dân đã hưởng ứng một cách rất mạnh mẽ và đã nhận thức được rằng đây là một chủ trương lớn và đúng đắng của Đàng và Nhà nước đã đề ra, nên nhân dân và toàn xã hội thực hiện với tinh thần khẩn trương và quyết liệt, thể hiện lòng yêu nước, tự hào tự tôn dân tộc, ý thức, trách nhiệm với những việc làm, hành động thiết thực,  góp phần đem lại lợi ích cho quốc gia, cho cộng đồng doanh nghiệp và cả người tiêu dùng trong thời gian qua. Thực tế, trong thời gian qua Cuộc vận động “Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam” được triển khai rộng lớn về không gian, thời gian và đến cụ thể từng đối tượng, nhất là nhân dân Việt Nam ở trong nước cũng như ở ngoài nước, từ người tiêu dùng đến người sản xuất, từ chủ doanh nghiệp đến người công nhân, nông dân, trí thức và học sinh, từ người già đến người trẻ, từ thành thị đến nông thôn, từ đồng bằng đến miền núi, vùng sâu, vùng xa, vùng khó khăn, biên giới, hải đảo. Như vậy, để Cuộc vận động “Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam” ngày càng có sức lan tỏa, đi vào cuộc sống một cách thiết thực, thì ngay bây giờ chúng ta được Đảng và Nhà nước giao nhiệm vụ trọng trách này phải tham mưu cho Nhà nước và có những hiến kế thực hiện các giải pháp để đẩy mạnh Cuộc vận động. Chúng ta phải xây dựng kế hoạch tuyên truyền đến  Người tiêu dùng, sử dụng hàng hóa, dịch vụ cho mục đích tiêu dùng, sinh hoạt của cá nhân, gia đình nhận thức được rằng “dùng hàng nội là yêu nước” là sự phồn vinh và phát triển của đất nước.

Để thực hiện Cuộc vận động  “Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam” đạt ở tầm cao mới, chúng ta cần phải có trách nhiệm tuyên truyền, vận động người tiêu dùng trong nước và người Việt Nam ở nước ngoài nhận thức đúng khả năng sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp Việt Nam, chất lượng của sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ Việt Nam không thua kém đối với hàng ngoại, vận động người tiêu dùng Việt Nam sử dụng hàng Việt Nam và coi đó là thể hiện lòng yêu nước, nét đẹp trong văn hóa tiêu dùng của người Việt Nam. Các cơ quan, đơn vị và tổ chức sử dụng hàng hóa nội địa khi thực hiện mua sắm, trang bị phương tiện làm việc, hoạt động; các doanh nghiệp, người sản xuất, kinh doanh trong nước khi triển khai thực hiện các dự án, công trình sử dụng các trang thiết bị, nguyên vật liệu nội địa và dịch vụ có chất lượng tương đương hàng ngoại nhập để sản xuất và kinh doanh. Tuyên truyền, vận động các doanh nghiệp, người sản xuất, kinh doanh dịch vụ  nhận thức rõ vai trò, trách nhiệm của mình đối với hàng hoá, dịch vụ làm ra; nâng cao chất lượng, sức cạnh tranh của sản phẩm, hàng hóa và dịch vụ; thực hiện các cam kết bảo vệ quyền lợi của người tiêu dùng; xây dựng được thương hiệu quốc gia cho nhiều sản phẩm, hàng hóa Việt Nam.

Giới thiệu sản phẩm nông sản an toàn. Ảnh: XTTM


Để đạt được nhiều kết quả tốt đẹp hơn, hiệu quả hơn, cần tập trung nội dung cơ bản sau:

Mặt trận Tổ quốc  là cơ quan Thường trực Ban Chỉ đạo Cuộc vận động “Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam” chỉ đạo các cấp tích cực tham mưu, hướng dẫn, kiểm tra, sơ tổng kết việc thực hiện Cuộc vận động ở địa phương. Theo dõi, tổng hợp báo cáo kết quả thực hiện Cuộc vận động và đề xuất khen thưởng các tập thể, cá nhân thực hiện tốt Cuộc vận động,  đồng thời cũng là cơ quan cùng các đoàn thể chính trị - xã hội các cấp phát huy vai trò tham gia giám sát việc triển khai thực hiện Cuộc vận động “Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam” ở các cơ quan, ban ngành, tổ chức, đơn vị ở cấp mình.

Lồng ghép nội dung Cuộc vận động vào các hội nghị, sinh hoạt của đoàn viên, hội viên và các tầng lớp nhân dân, các phong trào thi đua yêu nước, các cuộc vận động như: Cuộc vận động “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hoá ở khu dân cư”; quá trình thực hiện việc học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh…; gắn kết quả thực hiện Cuộc vận động với bình xét các danh hiệu thi đua của các tập thể, cá nhân ở địa phương, đơn vị.

Tuyên truyền, vận động, làm cho người tiêu dùng trong nước và người Việt Nam ở nước ngoài nhận thức đúng khả năng sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp Việt Nam, chất lượng của sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ Việt Nam; vận động người tiêu dùng Việt Nam sử dụng hàng Việt Nam khi tiêu dùng cá nhân, coi đó là thể hiện lòng yêu nước, nét đẹp trong văn hóa tiêu dùng của người Việt Nam; các cơ quan, đơn vị và tổ chức sử dụng hàng hóa nội địa khi thực hiện mua sắm, trang bị phương tiện làm việc, hoạt động; các doanh nghiệp, người sản xuất, kinh doanh trong nước khi triển khai thực hiện các dự án, công trình sử dụng các trang thiết bị, nguyên vật liệu nội địa và dịch vụ có chất lượng tương đương hàng ngoại nhập để sản xuất và kinh doanh.

Tuyên truyền, vận động các doanh nghiệp, người sản xuất, kinh doanh dịch vụ  nhận thức rõ vai trò, trách nhiệm của mình đối với hàng hoá, dịch vụ làm ra; nâng cao chất lượng sản phẩm, tăng sức cạnh tranh của sản phẩm, hàng hóa và dịch vụ; thực hiện các cam kết bảo vệ quyền lợi của người tiêu dùng; xây dựng được thương hiệu quốc gia cho nhiều sản phẩm, hàng hóa Việt Nam. Vận động thay thế, đổi mới công nghệ nhằm nâng cao năng suất lao động, giảm giá thành sản phẩm, từ đó tăng lợi thế cạnh tranh ngày càng cao.

Đề xuất các lực lượng như quản lý thị trường, hải quan, thuế, tăng cường công tác đấu tranh chống hàng nhập lậu, hàng giả, hàng nhái, hàng không đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm để bảo vệ quyền lợi của người tiêu dùng và sản xuất trong nước đi đôi với tháo gỡ những qui định có tính cản trở sự phát triển sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp, người sản xuất, làm dịch vụ, tạo môi trường cạnh tranh lành mạnh.

Xây dựng chương trình hành động của mỗi cấp Mặt trận triển khai thực hiện Cuộc vận động, coi đó là một trong những nhiệm vụ chính trị trọng tâm của đơn vị, địa phương mình. Gắn nội dung Cuộc vận động với chương trình, kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội ở  địa phương. Đẩy mạnh công tác giáo dục chính trị tư tưởng để nâng cao nhận thức của nhân dân và người tiêu dùng về Cuộc vận động. Đề cao trách nhiệm của người đứng đầu của cơ quan đảm nhận công tác mặt trận trong mua sắm, gắn kết quả thực hiện Cuộc vận động “Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam” với đánh giá, bình xét danh hiệu thi đua của các tổ chức, đơn vị mình quản lý. Đồng thời, đấu tranh, phê phán và khắc phục tư tưởng chủ quan, buông lỏng công tác lãnh đạo, chỉ đạo trong thực hiện Cuộc vận động ở ngành, đoàn thể, địa phương, đơn vị mình.

Phối hợp với các cơ quan thông tấn, báo chí, Mặt trận và các đoàn thể chính trị - xã hội đẩy mạnh công tác tuyên truyền, vận động các cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp và các tầng lớp nhân dân hưởng ứng Cuộc vận động, phối hợp với các ngành chức năng tăng cường chỉ đạo triển khai các hoạt động xúc tiến thương mại, tổ chức hội chợ, thông tin quảng bá sản phẩm hàng hoá, xây dựng thương hiệu hàng hoá Việt; đề xuất các cơ chế, chính sách hỗ trợ và tạo điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp phát triển sản xuất kinh doanh, phát triển thị trường nội địa, thiết lập các kênh phân phối hàng hoá, đưa hàng Việt đến với người tiêu dùng, nhất là những địa bàn khó khăn, vùng sâu, vùng xa, miền núi, nơi tập trung đông dân cư.

Có kế hoạch liên kết với các doanh nghiệp tổ chức Hội nghị, hội thảo và lồng ghép chương trình giới thiệu sản phẩm, hàng hóa và dịch vụ với công tác quảng bá, quảng cáo hàng hóa và dịch vụ lên Internet hoặc các hình thức khác, phối hợp với các Sở, ban ngành liện quan, nhất là Sở Khoa học và Công nghệ, đồng hành cùng với các doanh nghiệp, đặc biệt là các doanh nghiệp sản xuất hàng hóa của tỉnh tiến hành xây dựng thương hiệu sản phẩm đặc trưng của tỉnh.

Tăng cường nguồn nhân lực phục vụ quản lý thương mại điện tử trên địa bàn cho các doanh nghiệp, nhất là các doanh nghiệp hoạt động xuất nhập khẩu và đã có địa chỉ giao dịch tại địa chỉ trên sàn giao dịch điện tử: www.thuongmaigialai.vn và Hệ thống thu nhập và quản lý trực tuyến thông tin xuất nhập khẩu Gia Lai tại địa chỉ www.xnkgialai.gov.vn nhằm xây dựng một môi trường giao dịch trực tuyến cho doanh nghiệp./.

Phòng Quản lý thương mại



Trang chủ     |     Tin tức     |     Liên hệ     |     Mobile     |     Site map

Copyright © 2013 Bản quyền thuộc Sở Công Thương Gia Lai
Đ/c: 17 Trần Hưng Đạo, Pleiku, Gia Lai - ĐT: 02693.824.354 Email: sct@gialai.gov.vn
Chịu trách nhiệm: Ông Phạm Văn Binh - Giám đốc Sở, Trưởng Ban Biên tập
Giấy phép số 09/GP-TTĐT do Sở TT&TT Gia Lai cấp ngày 27/12/2022.


medal